Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Gánh nặng trước bạ cho người mua ôtô Việt Nam


Chiếc Kia Morning cũ nhập khẩu giá 360 triệu đồng sẽ phải chịu khoản phí lên tới 92 triệu để lăn bánh trên đường Hà Nội. Thị trường ôtô chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn trong 2012.

Từ 1/1/2012, mức phí 15% sẽ được áp dụng cho TP HCM (hiện là 10%) và 20% cho Hà Nội (hiện là 12%). Còn 20 ngày nữa để giới kinh doanh xe mời chào những ai muốn "chạy thuế". Rồi sau đó sẽ là một bài toán khó cho những ai có nhu cầu mua ôtô bởi chi phí cuối cùng sẽ tăng lên đáng kể.
Các mức phí trước bạ mà khách hàng sẽ phải nộp.
Các mức phí trước bạ mà khách hàng sẽ phải nộp sau ngày 1/1/2012. Mức giá tính thuế (X) phụ thuộc vào biểu riêng. Nếu giá trị xe trên hóa đơn thấp hơn, cơ quan thuế áp mức có sẵn trên biểu thuế. Còn nếu giá xe trên hóa đơn cao hơn, cơ quan thuế dùng giá trên hóa đơn.
Chẳng hạn khách hàng Hà Nội mua Kia Morning cũ nhập khẩu giá 360 triệu đồng sẽ phải đóng 72 triệu tiền phí trước bạ. Thêm 20 triệu cho đăng ký biển số. Như vậy tổng chi cho chiếc xe hạng nhỏ sẽ là 452 triệu đồng, chưa kể những phí "mềm" khác như bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thân vỏ. Theo phí hiện tại là 45 triệu đồng cho trước bạ và biển số.
Với trước bạ cao, khách hàng sẽ phải làm quen với bài toán ngược. Một tỷ đồng chỉ đủ mua chiếc xe 800 triệu. Hai tỷ đồng đủ mua xe 1,7 tỷ. Còn nếu có 600 triệu và định mua Ford Fiesta hatchback? Họ sẽ phải nghĩ lại vì từng đó chỉ mua được xe giá 500 triệu đồng như Chevrolet Cruze số sàn hay Kia Morning 2012.
Ở TP HCM, sức ép ít hơn. Mức tăng trước bạ từ 10% lên 15% sẽ làm chi phi cho trước bạ tăng khoảng 5% trên mức giá. Sau 1/1/2012, khách hàng chỉ phải bỏ thêm 18 triệu đồng cho cùng chiếc Morning cũ 360 triệu.
Tin đồn tăng trước bạ xuất hiện tới vài tháng trước đây nhưng không giống các năm trước, thị trường chỉ nhích lên chút xíu. Do vậy quyết định tăng chính thức cũng chưa chắc tạo nên làn sóng chạy thuế rầm rộ. Nó sẽ chỉ tác động đến những người thực sự có nhu cầu và đang sẵn tiền trong tay. Còn với những ai mua xe trả góp, lãi suất vay 21% một năm cùng thủ tục ngân hàng rắc rối cũng là rào cản.
Đây thực sự là sức ép cho thị trường ôtô vốn không mấy sôi động trong 2011 bởi hai thị trường TP HCM và Hà Nội này chiếm tới trên 70% doanh số trên cả nước. Hiện đã sang tháng 12 mà các liên doanh vẫn phải tung ra hàng loạt gói khuyến mãi nhằm cán đích doanh số mục tiêu.
Giới nhập khẩu ôtô không chính ngạch cũng chẳng thể vui vì thông tư 20 đang khóa nguồn hàng xe mới. Những xe nhập trước khi thông tư 20 có hiệu lực sắp hết. Nếu khách hàng đổ xô đi mua để chạy thuế thì các đơn vị này vẫn rơi vào tình cảnh sang 2012 không còn gì để kinh doanh.
"Năm tới, chỉ những đơn vị trường vốn dài hơi và quy mô lớn mới có thể sống sót. Còn lại hàng loạt công ty nhỏ sẽ phải đóng cửa do sức ép từ thuế, ngân hàng ngừng cho vay và người dân không còn tiền mua xe", giám đốc một công ty chuyên kinh doanh xe Hàn quốc nhận định.

Tìm hiểu giá xe tại website : xe chevrolet

124 nhận xét:

  1. Làm như thế có mục đích gì..?
    không biết là mục đích của việc tăng thếu đối với oto ngày nay nhằm làm giảm vẫn nạn ùn tắc giao thông hay không hoặc làm cho người dân sử dụng hàng nội địa. về vấn đề ùn tắc giao thông thì không thể đổ lỗi cho việc sử dụng oto quá nhiều nên gây kẹt xe mà cái chính trong trường hợp này là ý thức chấp hành luật giao thông. Còn về vấn đề sử dụng hàng nội địa thì ở đây tôi thấy tăng thếu nhập khẩu là đúng, nhưng cần phải tăng mức độ vừa phải. đặc biệt là tôi thấy giá để làm bảng số xe tăng gấp 10 lần ,cái giá này quá lớn đối với những người đi xe hạng trung( như chiếc kia morning đăng như trên) . Nếu tình trạng cứ như thế này thì thị trường oto việt nam sẽ không thể nào phát triển lên so với các nước trong khu vực.

    Trả lờiXóa
  2. Chính sách vẫn chỉ là chính sách. Các nhà hoạch định chính sách và các vấn đề xã hội chưa thể tìm ra giải pháp nào cho ùn tắc giao thông của Hà Nội và Tp HCM cũng như việc kìm chế lạm phát của VN hiện nay. Nên những gì có thể làm của Chính phủ có thể làm lúc này mà không vi phạm cam kết WTO đã ký thì cứ làm thôi.
    Theo cam kết WTO thì đến năm 2018 nhập khẩu xe mới nguyên chiếc trong Asian là 0%, "Nhưng" khi đó thì thuế tiêu thụ đặc biệt không phải 45-50% như hiện nay nữa mà sẽ là >100%. Cùng với các khoản phí khác như trước bạ không phải 20% mà cao hơn, phí cấp biển không phải là 20tr mà là 50 - 100tr cho 2 miếng nhôm có dập số ( Nhôm đắt hơn vàng ). Chính vì vậy mà người tiêu dùng Việt Nam đừng hy vọng có xe hơi để đi thay cho xe máy nếu họ không là người giầu có và có địa vị trong xã hội. Chờ một luồng gió mới!

    Trả lờiXóa
  3. Việc tăng thuế truớc bạ đối với Ô-tô đã cho thấy rõ một điều là những người có trách nhiệm đã nhận ra nguyên nhân của bệnh ách tắc giao thông. Tuy vậy họ đã sai khi đưa ra biện pháp tăng phí trước bạ, chả khác nào bác sĩ bắt được bệnh nhưng lại kê đơn thuốc nhầm. Kết quả tất yếu sẽ là bệnh không lui.

    Trả lờiXóa
  4. Doanh nghiệp kinh doanh ôtô sẽ giảm chất lượng+giá bán để kích cầu. Vậy cái nghị định này có hiệu quả không?

    Trả lờiXóa
  5. Tôi cũng phải cám ơn chính sách đã có một gói kích cầu quá lớn. đối với mỗi người có tiền mua oto mới thì 20 triệu đối với họ chẳng có ý nghĩa nhiều. nhà nước cứ cấm nhưng cũng có cấm được đâu. chỉ có cách thu thuế xăng. hay thu thuế ô nhiễm môi trường từ lái oto mà ra thì may ra mới hạn chế xe cá nhân được.
    Nếu là tôi tôi sẽ mua xe cũ. chẳng chịu nhiều loại thuế. xăng thì cũng tiêu thụ giống nhau. có điều là xe hơi cũ. và nếu xe cũ thì sẽ ô nhiễm môi trường hơn. cái này các cơ quan chủ quản có nhìn thấy chưa. Thứ 2 nếu cứ 500.000 KM thì không cho ra đường nữa hoặc không cấp đăng kiểm nữa thử hỏi làm sao kẹt đường.
    Thứ 3 cho ra đường 5 cái thì phải cấm cho ra đường 1 cái (tuỳ theo tốc độ phát triển của hạ tầng) chứ cứ cấm kiểu này chẳng khác nào bắt cóc bỏ đĩa. đăng ký cứ cho thoải mái vì quyền sở hữu... thì chết là phải.
    Thứ 4 nếu lái xe (tài xế nào tai nạn chết người) thì phải thu hồi giấy phép vĩnh viễn (quản lý bằng cách mỗi giấy phép lái xe có một mã số lấy luôn là số chứng minh nhân dân của người lái xe) nếu lái xe gây tai nạn thì xẽ hết cơ hội lái xe thử hỏi.. có còn gây tai nạn nữa không? xin đóng góp mấy ý mong toà soạn gửi tới nhà trức trách để có thêm ý kiến.

    Trả lờiXóa
  6. Những thông tin này chỉ đem lại thêm nỗi buồn cho nhưng ai nuôi mộng mua ô tô. Có lẽ phương án đi xe cũ, mua xe cũ đeo bám suốt đời luôn.

    Trả lờiXóa
  7. Xe hơi thui, nhưng lại gồng lên mình bao nhiêu sắc thuế và phí, biết đến bao giờ VN mới như các nước láng giềng nhỉ? có cái che nắng che mưa và nâng cao an sinh xã hội nhỉ? Tai nạn giao thông ngày một tăng và xác xuất tăng tai nạn theo kiểu từ trên trời rơi xuống cho những người đi xe máy càng cao nhưng họ phải cố đi vì không có chọn lựa nào khác ngoài chiếc xe máy.

    Trả lờiXóa
  8. Nếu một người dân bình thường sẽ luông nghĩ hội nhập thì giá xe sẽ rẻ. Thế là người dân chưa bao giờ biết đến hay đọc các văn bản cam kết gia nhập. Vì theo các cam kết ra nhập thì VN sẽ dần dần phải bỏ các loại thuế XNK thôi chứ không phải là tất cả các loại thuế. Nếu khi giá xe nhập khẩu với thuế suất nhập khẩu là 0% nhưng đây là mặt hàng hạn chế tiêu dùng mà chính phủ lại tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên vài trăm phần trăm thì giá xe vẫn mãi cao.
    Chưa kể thuế trước bạ phí cấp biển cứ tăng theo cấp số nhân như hiện nay thì không bao giờ giá xe giảm cả. Bản thân tôi là người tiêu dùng, tôi có thể chấp nhận các loại thuế nhưng với điều kiện là dịch vụ công mang lại cho tôi phải tương ứng với khoản thuế tôi đã nộp. Ra đường phải có chỗ đỗ xe, đường phải đảm bảo giao thông, nhưng tất cả lý do tăng thuế đều là nhằm giảm ùn tắc giao thông. Như vậy khác nào mua dịch vụ giá cao nhưng chất lượng dịch vụ thì không xứng đáng với số tiền mình bỏ ra. Thật buồn cho cách quản lý.

    Trả lờiXóa
  9. Việc tăng thế chước bạ chi làm tăng cho cơ quan thuế .Một khi đã đăng ký xong rồi thì xe vẫn cứ gây ách tắc như thường.Việc cần chính bây giờ là tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông ở các điểm hay gây ùn tắc để kịp thời phân làn.theo tôi biện pháp hữu hiệu nhất là cấm tất cả ôtô trên các tuyến phố hay tắc cào giừ cao điểm .Hoặc cấm tất cả xe con khi trên xe chỉ có một tài xế vào giờ cao điểm

    Trả lờiXóa
  10. Thương cho người tiêu dùng việt nam trong lúc đó là một quyền cơ bản của người dân.Thu nhập thì thấp mà mua nhà oto vào loai đắt nhất thế giới các bạn a.Tôi đoán đến lúc hết thời gian ra nhập wto thì thuế đăng kí xe oto sẽ bằng thuế nhập khẩu có bạn nào giám cá k?

    Trả lờiXóa
  11. Thuế như vậy vẫn còn thấp, cần tăng hơn nữa. Đường xá thì chật chội, xăng phải nhập. Xe dùng cho sản xuất, kinh doanh va vận tải thì thuế thấp, còn xe hơi cá nhân thuế cần cao hơn nửa. Đả vậy mua xe hơi chạy cho sướng mà phải đi vay ngân hàng, buồn cuời thật.

    Trả lờiXóa
  12. Đây là hiện tượng kích cầu để bán ôtô thôi. Ai có tiền thì phải mua gấp kẻo lại bị tăng thuế - kiểu này ai mà chẳng biết, móc nối với nhau để kích cầu.

    Trả lờiXóa
  13. Quy hoạch và quản lý quỹ cầu đường kém ( thất thoát lớn), cấp phép xây chung cư ồ ạt trong nội thành đã làm cho giao thông tắc nghẽn. Và cuối cùng dân lãnh đủ..

    Trả lờiXóa
  14. Thất đáng buồn tại Việt Nam. Tại sao không để giá xe bằng giá trên thế giới đi, còn fần chênh lệch thì chia cho các năm còn lại và đóng theo năm. Ví dụ: xe camry ở VN bây giờ là 1.1tỷ. thay vì bán 1.1 tỷ chỉ bán 600triệu VNĐ để bằng giá trên TG, còn fần chênh 500triệu thì chia cho 15năm (ví dụ xe này được phép lưu hành 15 năm) mỗi năm đóng khoảng khoảng 35triệu.
    Nhưng nên đóng theo tỷ lệ tăng dần, vì các năm đầu xe mới nên mưc độ ô nhiễm khí thải và môi trường ít hơn nên trong 5 năm đầu mỗi năm Nhà nước chỉ thu 15-20triệu. Các năm tiếp theo thu theo luỹ kế tăng dần. (Tiền này nộp vào ngân sách của NN để lấy tiền bảo dưỡng và làm đường giao thông) làm như vậy Nhà nước không bị thâm hụt thu Ngân sách hàng năm mà nhiều người có xe để làm phương tiện đi lại, làm tăng sản lượng các nhà máy sx ô tô tại VN.

    Trả lờiXóa
  15. Giải pháp tăng thuế trước bạ, tăng phí biển số, chưa phải là giải pháp hay
    Người có nhu cầu về tỉnh khác đăng ký
    Lượng xe hạn chế không đáng kể !

    Trả lờiXóa
  16. Tại Việt nam mua chiếc xe thì ở châu Âu mua được 2,5 chiếc . Lương của họ lại thu nhập cao hơn ở Việt nam nhiều lần . Vậy ở Viêt nam ai là người mua được xe? nông dân, công nhân hay quan chức . Nghe có vẻ mâu thuẫn ?

    Trả lờiXóa
  17. Một cách thức mới góp phần hạn chế "xe mang bảng số nội thành" trong dòng lưu lượng xe ô tô vẫn tăng đều hàng năm. Sẽ thành công trong với mục đích trên, còn số lượng xe tăng thêm vẫn không đổi.

    Trả lờiXóa
  18. Tình hình này thì sang năm 2012 Dân Hà nội sẽ sử dụng xe đăng ký biển ngoại thành thôi. Quy hoạch, tầm nhìn,...Đều là do quản lý. Giờ ùn tắc giao thông cũng do quản lý mà ra, tầm nhìn hạn chế, quy hoạch thiếu đồng bộ, quản lý kém, giờ thành " Ung thư" rồi hết thuốc chữa, có thì chỉ là biện pháp.
    Mà tôi nghĩ các nhà quản lý khi dân kêu thì cũng phải nghĩ ra cái gì đó làm chứ chẳng lẽ ăn lương ngồi đấy nên thôi Nghĩ luôn ra cách tăng phí đăng ký, tăng thuế trước bạ...Xin thưa không giải quyết được, quy đinh 1 người đăng ký 1 xe máy đã làm rồi nhưng thất bại thế mà không rút kinh nghiệm được thì xin chiu thôi. Người ta có tiền tỷ mua xe tiếc gì 20 triệu lấy cái biển, mà xin nói thật ở HN lấy cái biển đẹp tàm tạm đã mất 2.000.000 tiền biển và 15tr tiền ngoài rồi. một thờ bấm biển giờ lại bỏ.
    Bó tay cách quản lý

    Trả lờiXóa
  19. Theo tôi, giải pháp tăng thuế sẽ không khả thi cho mục tiêu giảm ùn tắc giao thông. Vì hai lý do:
    1 - Người có nhu cầu mua xe, vẫn phải mua dù mức thuế thế nào vì họ có tiền
    2 - Lượng xe không giảm vì đơn giản, không đăng ký xe ở Hà Nội, thì người mua xe mới sẽ đăng ký ở tình khác với mức thuế thấp hơn, phí thấp hơn và chạy về Hà Nội. Dân Việt Nam mình đã nghèo lại nhưng phải tiêu dùng với giá đắt đỏ.
    Chưa biết bao giờ mới khá hơn đây. Trần Tăng

    Trả lờiXóa
  20. Ở các nước phát triển, ô tô là phương tiện đi lại vừa an toàn vừa tuân thủ luật lệ giao thông, còn ở nước mình thì lại cứ tăng thuế kiểu này thì còn gì là phục vụ nhu cầu cơ bản để phát triển đất nước. Trung Quốc có thời rất nhiều xe máy nhưng bằng nhiều biện pháp tích cực cũng như bắt buộc khác nhau, giờ đã có những thành phố rất phát triển và xe máy tràn ngập thành phố gây ách tắc giao thông đã không còn.
    Cứ thế này thì khuyến khích mọi người tiếp tục dùng xe máy, thành phố sẽ mãi không phát triển. Thử hỏi lại có nước nào có giá ô tô cao ngất ngưỡng như ở Việt Nam trong khi người dân có mức lương bình quân không quá 300usd.
    Thật đáng buồn.

    Trả lờiXóa
  21. Sao lại tăng lệ phí trước bạ xe để kéo giãm ùn tắc giao thông, và kẹt xe, các ông nên xem lại chuyện đường xá, giao thông mỡ ra sao? mua một chiếc xe chịu biết bao nhiêu là loại thuế?

    Trả lờiXóa
  22. Sang năm 2012 thuế nhập khẩu sẽ giảm theo cam kết WTO, Theo chính sách thuế hiện tại, ôtô phải chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế gtgt, lệ phí trước bạ. Ba loại : thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, trước bạ đánh chồng lên thuế nhập khẩu. Do đó chính phủ phải tăng phí trước bạ để thu lại số tiền do giảm thuế nhập khẩu.
    Như vậy trước bạ có tăng thì số tiền cuối cùng chi để có biển số xe cũng không tăng là bao.

    Trả lờiXóa
  23. Không đâu như Việt Nam, yếu kém về chất lượng đường xá lại đổi thừa do xe quá đông, có tiền cũng chẳng dám mua xe ví mấy ông nhà "thuế".

    Trả lờiXóa
  24. Tăng thuế như vậy cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Tôi sẽ về quê mua xe và đem lên thành phố chạy thì có sao đâu?

    Trả lờiXóa
  25. Đúng là nỗi khổ, khi mà người ta không giải quyết được các tệ nạn tắc đường, tai nạn thì họ nghĩ ra cách cho "toàn dân đi bộ". Xem ra giấc mơ có được cái xe cho đỡ mưa, đỡ nắng của dân VN càng ngày càng xa vời lắm.

    Trả lờiXóa
  26. Không quản lý được giao thông thì cứ thu phí và lệ phí, thuế cao đến mức người ta không mua nổi xe và đăng ký nữa thì đường đỡ đông hơn, quản lý như thế thì quyền lợi người dân có bị ảnh hưởng không....?

    Trả lờiXóa
  27. Sao không áp dụng cấm xe cá nhân lưu hành trong giờ cao điểm nhỉ? Ví dụ cấm xe cá nhân lưu hành từ 7 giờ 15 phút sáng tới 8 giờ 30 sáng, chiều từ 5 giờ tới 6 giờ 30. Như vậy bác nào đi xe cá nhân đi làm thì phải bố trí đi sớm về muộn hơn so với những bác đi xe máy, xe biển xanh, biển đỏ và phương tiện công cộng. Còn nếu bác nào muốn lưu thông giờ đó thì phải mua vé lưu thông giờ cao điểm theo tháng, dán ở kính xe giống phiếu đăng kiểm ý.
    Các bác CSGT thấy bác nào chạy xe giờ cấm mà không có phiếu thì phạt luôn, phiếu này bán giá cao ( 3 đến 5 triệu cho một tháng), các bác không muốn mất tiền thì chịu khó đi sớm về muộn cho đường đỡ tắc, hoặc xử dụng phương tiện công cộng. Cách này hoàn toàn có thể áp dụng vì đang áp dụng với xe tải còn được thì xe tư nhân đương nhiên là khả thi. Cách hay và văn minh thế các bác không dùng, lại đi dùng cách mà tăng thuế, làm cái gì cũng tăng theo, khổ người dân thôi, ít nhiều đầy cái tát nước theo mưa tăng theo thuế cho mà xem.

    Trả lờiXóa
  28. Những người có thu nhập cao, tăng TB là chuyện bình thường. chỉ tội cho những người thu nhập trung bình và thấp mua một chiếc xe 4 bánh để làm phương tiện đi lại mãi mãi chỉ là giấc mơ.

    Trả lờiXóa
  29. Tôi thấy hạn chế phương tiện giao thông cá nhân kiểu này không hạn chế được ách tắc giao thông. Chưa nói đến việc hạ tầng, quản lý, nhà chung cư tập chung... việc nên làm và dễ làm nhất là hạn chế ngay mấy hãng taxi. Ra đường thấy mấy cậu choai mới có bằng, tóc tai bù xù chạy taxi chen lấn gây tắc đường là chính. Cộng thêm mấy em xe bus leo làn kinh hồn.
    Cá nhân có tiền mua xe họ lưu thông ý thức hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  30. Chỉ Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh tăng phí trước bạ và phí cấp biển xe ô tô,thì những người có anh em ở tỉnh lẻ sẽ mượn tên người nhà ở quê mà đăng ký cho đỡ tiền.Giống như trước đây đăng ký xe máy thôi.Tăng phí các loại chỉ khổ người dân,nhưng khi họ có nhu cầu mua xe thì có trăm cách để mua và nạn ùn tắc giao thông cũng chẳng thể giảm được .

    Trả lờiXóa
  31. Những việc làm như vậy chỉ có tác dụng ngược.Thực tế cho thấy người VN phải mua xe đắt gấp ba lần Mỹ mà có giảm được ùn tắc đâu.?Chính vì thuế,phí quá cao thành ra tác dụng ngược.Đó là vì giá ôtô quá cao nên người nông thôn gặp khó khăn đầu ra vì không có phương tiện,dẫn tới bị trung gian lũng đoạn.Kinh tế nông thôn kém phát triển nên dòng người di cư lên TP làm phát sinh rất nhiều vấn đề XH trong đó có giao thông.
    Thứ hai là do giá ôtô quá cao nên người dân không thể di chuyển xa hàng ngày được mà phải định cư gần nơi làm việc cho tiện đi lại.Vì thế mới có chuyện người dân tập chung chủ yếu tại đô thị lõi.Như vậy,thuế,phí cao lại chính là nguyên nhân cuả ùn tắc giao thông.Các quan làm như vậy thể hiện trình độ kém về quản lý và tầm nhìn ngắn.

    Trả lờiXóa
  32. Vấn đề này thật là mâu thuẫn.
    Chính sách phát triển công nghiệp ô tô để hình thành một ngành công nghiệp mới ở Việt nam phá sản. Tỷ lệ nội địa hoá ít, mà xe Việt nam sản xuất ra để xuất khẩu thì ai mua nhỉ?
    hạn chế người dân mua bằng thuế thì làm sao phát triển được công nghiệp ô tô.
    Mâu thuẫn giữa chính sách và phát triển, tiêu dùng và giao thông?
    làm sao giải quyết đây?
    Có gì khó? cái gì khó giải quyết thì cấm. Cấm bằng pháp luật, cấm bằng chính sách...

    Trả lờiXóa
  33. Khi Bộ GTVT thăm dò ý kiến giữa phương tiện ô tô và xe máy thì cái nào gây kẹt xe nhiều nhất. Tất cả mọi người đều đề nghị hạn chế xe ô tô. Vậy mà giờ đây chính quyền tăng phí đăng ký ô tô thì báo chí, người dân phản ánh. Thiệt không hiểu phải làm cách gì để giảm kẹt xe đây, tăng phí loại nào cũng không là giải pháp hay cả.

    Trả lờiXóa
  34. Không có giải pháp nào để tánh ùn tắc cho ra hồn,chỉ thấy tăng ,tăng.....tiền.Thu nhập của dân thì thấp, lạm phát ra tăng, giá xe thì cao nhất thế giới, bao nhiêu năm ưu đãi để phát triển sản xuất ô tô trong nước mà không làm được, không thấy bộ, ngành nào chịu trách nhiệm.Tăng giá các loại hàng mà Hội đồng nhân dân lại ngồi bàn đề xuất kiến nghị,chẳng hiểu cơ quản lý chính sách vận hành kiểu gì,mà thấy cơ quan,hội đồng ,bộ, ngành.. ai cũng có thể đề xuất được và khi chính sách thất bại thì hoà cả làng- trách nhiệm tập thể ,đổ hết cho cơ chế và cuối cùng chỉ dân là khổ.

    Trả lờiXóa
  35. Người giàu thì đã có xe rồi mà xe xin, những người có thu nhập trung bình com cóp mơ đến ô tô để đi cho đỡ nắng mưa mà chỉ là xe cỏ thôi mà sao xa vời thế. Biết bao giờ mới ngóc lên được.

    Trả lờiXóa
  36. Chiếc xe nhập khẩu hay lắp trong nước chịu nào là thuế nhập khẩu, thuế đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,...vậy tăng thêm phí trước bạ để làm gì ? Tuy rằng để bảo hộ ngành xe hơi trong nước hay giảm tốc độ phát triển giao thông cũng không công bằng cho người dân mong muốn được mua xe (phương tiện văn minh và an toàn cho con người).
    Nếu có tăng thêm nữa thí cũng chỉ một bộ phận nhỏ người dân có nhu cầu vẫn mua. Vậy khi giao thông phát triển có giảm thuế không ? lộ trình giảm thuế như thế nào, có đông bộ với phát triển giao thông hay không, hay suốt đời người Việt Nam mong muốn được có phương tiện giao thông bảo vệ mình cũng chỉ là mong ước. Mong các nhà làm luật khi làm luật nên nghĩ đến người dân trước chứ không đưa ra những quan điểm chủ quan.
    Chiếc xe có quá nhiều mức thuế như hiện nay là cách mà các nhà làm luật đang có thái độ không công bằng với người dân. Nếu người dân hỏi nguồn thuế thu được sử dung vào việc gì, tôi mong các nhà làm luật trả lời cho thỏa đáng. Chẵng lẽ người phần lớn người Việt Nam cứ phải lấy thân mình bọc thép ( xe 2 bánh gắn máy ), và không thể hy vọng có ngày thép bọc lấy mình ( xe hơi). Bản thân tôi tức tối về cách điều hành chính sách thuế thiếu công bằng cho 80% dân số (tôi phỏng đoán con số như vậy).

    Trả lờiXóa
  37. Mình có chiếc xe gia đình nhỏ định năm sau đổi xe mới, nhưng tình hình vậy chắc đành thôi. Với số tiền chênh lệch này làm chuyện khác hiệu quả hơn.

    Trả lờiXóa
  38. Tôi chưa biết liệu biện pháp này có hạn chế được xe ôtô ở Hà Nội hay không nhưng từ động thái này tôi liên tưởng đến việc cách đây vài năm TP Hà Nội cũng có một lệnh cấm không cho phép người đăng ký sở hữu nhiều xe máy như một cách để hạn chế số lượng xe máy và phản ứng của dân ta là gì : mượn CMND, về các tỉnh có người thân nhờ đứng tên rồi mang về Hà Nội sử dụng nên cuối cùng lệnh cấm nói trên đã bị hủy vì không có tác dụng và vi hiến.
    Bây giờ bạn có thể hình dung một cảnh tương tự là người dân thành phố HN về quê nhờ người thân đứng tên làm giấy tờ xe sau đó mang lên HN sử dụng ( ố lượng ôtô lại không tăng cao nhanh như xe máy nữa), ai có thể cấm điều đó ? Chênh lệch là cực nhiều (8% + 18 Tr phí ra biển số), như vậy thì nhà nước chỉ có mất cả đống thuế chứ không được lợi cái gì vì đâu có giảm được lương xe lưu thông tại thành phố, các bạn cứ để ý xem chỉ có ngày tết là dân ta đi chơi xa, HS, SV,CN ở tỉnh về quê hết đương phố vắng tanh .
    Không biết các bác nhà nước có nghĩ đến kịch bản này chưa nhỉ ? Chỉ có một điệp khúc cứ cái gì không khắc phục được thì cấm, tăng thu . Cuộc sống phải được càng ngày càng cải thiện, sung sướng hơn, tiện nghi hơn đây các bác HN ra lệnh này chỉ làm cho dân mất cơ hội được cải thiện cuộc sống thôi .

    Trả lờiXóa
  39. Mua chiếc xe 360tr mà đóng thuế trước bạ + bảng số hết 92tr. Nghe mà buồn cười !

    Trả lờiXóa
  40. Cách đây mấy năm, nông dân Viêt Nam tưởng sẽ được sống trong nền văn hóa văn minh hiện đại, không còn phải ngửi bụi khi đi đường, không còn dầm mưa giãi nắng nữa. Giấc mơ ấy ngay lập tức bị dập tắt sau đó. Nước ta vốn là nước thuộc khu vực nhiệt đới, khí hậu khắc nghiệt, có biết bao nhiêu bệnh tật xuất phát từ điều kiện tự nhiên khí hậu của chúng ta. Cuối cùng người dân nông dân, dân nghèo khổ càng lại khổ chẳng bao giờ sánh nổi cả với dân Cam Bu Chia hay Lào và Thái Lan. Cuối cùng rồi sẽ ra sao, biết bao nhiêu dấu chấm hỏi cho các cấp lãnh đạo? Rồi chẳng ai muốn sống ở Việt Nam nữa với tình hình quản lí như vậy!!!

    Trả lờiXóa
  41. Trình độ quản lý kém, không minh bạch, đầu tư cơ sở hạ tầng không quy hoạch cho tương lai= cấm + thuế cao.

    Trả lờiXóa
  42. Tăng phí ô tô thể hiện kém tầm nhìn của giiới lãnh đạo Hà Nội.
    Lý ra có phương tiện giao thông thuận lợi người dân sẽ giãn ra ngoại ô để ở, xã hội sẽ càng phát triển về cả bề rộng và chiều sâu.
    Ô tô càng đắt đỏ, phương tiện đi lại khó khăn, người dân sẽ càng co cụm về trung tâm Thủ đô để ở.
    Cái vòng luẩn quẩn, tăng dân số cơ học, tắc đường, phá huỷ môi trường, nhấc nhác của Thủ Đô Hà Nội mãi mãi diễn ra hoài.
    Đúng là tham bát, bỏ mâm.

    Trả lờiXóa
  43. Cách này gọi là "Bắn gà chết chim", nghĩa là nếu không hạn chế được nạn kẹt xe thì cũng góp phần tăng thu ngân sách. Nói chung là buồn (cười)!

    Trả lờiXóa
  44. Kinh tế đang khủng hoảng, lạm phát cao. Nước Mỹ và các nước Châu Âu họ còn khuyến khích người dân đổi xe cũ lấy xe mới và tạo kiện vay vốn ngân hàng để kích thích người dân chi tiêu. Còn chúng ta thì hòan toàn ngược lại.

    Quay trở lại việc mua xe hơi. Giải pháp tăng thuế nhập khẩu, tăng thuế trước bạ..... như vậy sẽ tồi tệ hơn cho việc phát triển kinh tế của chúng ta.

    Nạn kẹt xe đổ lỗi cho người dân mua xe hơi nhiều quá??? Có đúng không? Hay là một điều gì đó khuất tất????Kẹt xe là do lượng xe máy quá nhiều, đường xá quá chật hẹp, vỉa hè bị lấn chiếm.......

    Giả pháp tôi đưa ra là cấm xe máy lưu thông ở một số tuyến đường, xây dựng xong tuyến metro..... Hệ thống xe Bus phải cải thiện về chất lượng.......Tuyên truyền cho người dân ý thức tham gia giao thông?

    Trả lờiXóa
  45. Việt Nam đang trên đường phát triển theo xu thế thế giới . Hiện nay các nước phát triển họ đều dùng phương tiện là ôtô hoặc phương tiện công cộng để đi chuyển . Không biết các nhà quản lý giao thông Việt Nam muốn tiến hay lùi mà ra một qui chế kỳ quặc như vậy , hay không muốn cho dân sử dụng ô tô . Với lý do tránh ùn tắc giao thông mà giảm lượng ô tô bằng cách thu phí thật cao là một sai lầm . Hãy chỉnh trang lại đường phố, dẹp hết các cửa hàng " Hè phồ " và Các quàn nhậu cũng " hè phố "lấn chiếm lề đường , Tăng cường thêm CSGT ở những nơi thường ùn tắc ..... như vậy sẽ giảm rất nhiều.
    Hãy trưng cầu ý kiến đi, đừng làm việc gì duy ý chí.

    Trả lờiXóa
  46. Tôi chỉ là 1 người dân bình thường, chỉ mong tích cóp được chút để mua được cái xe ô tô loại bình dân nhất để đi làm, đưa con đi học cho đỡ khổ trong cái thời tiết, môi trường ô nhiễm như ở Việt Nam nhưng có lẽ giấc mơ đó ngày càng xa vời. Ở các nước khác, chỉ 5000 $ là có thể mua được cái xe cũ để đi. Còn ở VN cái ô tô gánh trên mình đủ các loại thuế thế nhưng có ích gì không khi đường xá vẫn cứ tệ, đường vẫn cứ tắc. Chất lượng cuộc sống của người dân đến bao giờ mới khá lên được đây.
    Thật sự thất vọng!Ở Việt Nam cứ không làm gì được là cấm! Tôi nghĩ đừng nhìn vào những chỉ số này nọ để đánh giá sự phát triển đất nước, hãy nhìn vào chính thực tế cuộc sống của người dân mới biết lãnh đạo có giỏi hay không!

    Trả lờiXóa
  47. Cũng có cách lách tiền phí
    Thuế trước bạ cao quá người mua xe mới có thể lách bằng cách nhờ người thân ở tỉnh khác có mức thuế thấp hơn đúng tên giùm, sau đó làm thêm cái hợp đồng bán xe từ người thân qua mình thủ thân thì OK.
    Hiện nay qui định mức thuế trước bạ của xe mới đăng ký lần đầu và xe cũ đăng ký lần 2 trở đi cùng một mức thuế thì không hợp lý. Vì hạn chế lưu thông là đối với xe mới, còn xe cũ đã lưu thông rồi thi không tính. Thuế cao, người mua xe cũ sẽ không sang tên, nhà nước thất thu thuế, việc quản lý nhà nước sẽ gặp khó khăn. Nên qui định mức thu lệ phí trước bạ lần 2 trở đi với thuế suất 2% như trước đây là hợp lý.

    Trả lờiXóa
  48. Mục đích chính của việc tăng phí là gì ?
    Hãy giải trình rõ, mục đích tăng phí là gì ? Tăng để giảm phương tiện chống ùn tắc hay để tăng nguồn thu phục vụ kế hoạch tăng lương cho công chức vào năm 2012 ?

    Trả lờiXóa
  49. Thật đáng buồn
    Tôi không tin HDND TP Hà Nội đúng. Vì:
    Có thể mua xe & đăng ký tại tỉnh/thành khác (mặc dù mình HKTT tại HN)
    Nhưng vẫn sử dụng xe tại HN. Sau một thời gian vừa đủ sẽ chuyển vùng.
    Tôi thấy Lãnh đạo HN hãy thẳng thắn nhìn vào sự thật của trật tự quản lý đô thị nói chung & quản lý giao thông nói riêng củ HN đi. Như một bạn đọc viết: HN chỉ quyết liệt trên giấy mà thôi.

    Thật lòng: Là một người dân Tôi mong Lãnh đạo và bộ máy HN hãy đừng tận thu nữa, hãy tìm ra một giải pháp thông minh hơn là ngĩ luẩn quẩn hoặc không muốn nghĩ
    Hãy nhìn cột đèn tín hiệu giao thông mà xem: Bao nhiêu chỗ hỏng, đèn bảo thời gian lùi không hoạt động mà chẳng ai thèm sửa chữa. Không biết ai quản lý hệ thống kỹ thuật này?

    Trả lờiXóa
  50. Tất cả các vấn đề nổi cộm gây bức xúc dư luận xã hội không giải quyết được là đưa ra lệnh cấm hoặc tăng mọi loại hình phí để đánh vào hàng hóa trước khi lưu thông. Thử hỏi muốn cho xã hội phát triển, muốn cho mọi tầng lớp nhân dân muốn hưởng thụ những thứ phục vụ cho đời sống hiện đại lại phải bỏ ra không ít những chi phí đóng góp cho sự quản lý yếu kém của nước nhà. Người dân lại phải khắc khoải đợi chờ những chính sách mới mang tính đột phá.

    Trả lờiXóa
  51. Tôi vẫn mua xe nếu cần tôi ví dụ nếu bạn định mua Ford Fiesta giá 600 triệu trước đây khi ra biển theo qui định cũ là 674 triệu còn bây giờ là 740 thêm 66 triệu nữa nếu cần tôi vẫn mua mặc dùng tôi thấy thất vọng vô cùng về quyết định này của các đại biểu nhân dân của Hà Nội. Tôi ở Hà Tây cũ cũng phải chịu chung quyết định này buồn quá.

    Trả lờiXóa
  52. - Tôi thấy như thế này. - Ông giao thông không làm được cơ sở hạ tầng cho tốt thì lại đi làm những việc là hạn chế xe tư nhân. - Trên TG người ta khuyến khích mua còn không được.

    Trả lờiXóa
  53. 1. Đây làm một hình thức bảo hộ tồi nhất của nhà nước đẫn đến văn hóa xe gắn máy của riêng Việt Nam mà không một quốc gia kém phát triền nào giống ta, hay nhìn sang các anh em láng giềng Lào và Campuchi sẽ thấy khác
    2. Chính bảo hộ đã làm kìm hãm cả ngành ô tô trong nước và ngành giao thông kém phát triển. Vì sao, Càng bảo hộ thì càng tạo ra cái sức ì ạch cảu ngành. Lịch sử đã chứng mih như vậy.
    3. Đây làm một tuyên ngôn chính của nhà nước công nhân rằng bộ giao thông vận tải đang rất yếu kém, sẽ mãi mãi không hòa nhịp cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu nói tăng thuế+phi dể tăng thu thuế và giảm lượng xe lưu thông, vậy sao không làm điều ngược lại: giảm thuế đơn vị nhưng sẽ tăng tổng thu thuế, đầu tư vào hạ tầng giao thông
    Nói tóm lại: tất cả các lý do mà nhà nước đưa ra càng cho thấy sự yếu kém trong tư duy đổi mới trong kinh tế.

    Trả lờiXóa
  54. Khoảng năm 2014 thuế nhập khẩu xe sẽ giảm còn 50%. Đến khi ấy thuế trước bạ sẽ có thể tăng lên 40% hoặc 50% và thuế TTĐB cũng sẽ tăng sao cho bù đúng vào thuế nhập khẩu giảm. Cứ như vậy đến năm 2017, khi mà thuế nhập xe bằng 0% thì thuế trước bạ lại tăng lên trên 50%, đồng thời thuế TTĐB cũng tăng theo và thế là giá xe vẫn đắt gấp đôi so với những nước sản xuất xe. Chúng ta sẽ dùng xe đắt đến khi nào quan niệm về sản xuất xe thay đổi. Ha ha....chặng đường còn xa!!!!!

    Trả lờiXóa
  55. Họp họp và họp...
    Họp không phải để tìm ra giải pháp tốt cho giao thông Hà nội,cuối cùng là chỉ biết thu tiền của dân.
    Cá nhân tôi đã cố gắng rất nhiều trong lao động và công việc,với mong ước mua được chiếc xe ô tô loại trung bình để phục vụ bản thân và gia đình, một ước mơ chính đáng của bất kỳ ai được sinh ra nhằm cải thiện cuộc sống tốt hơn.
    Lại 1 lần tăng thuế, ước mơ của tôi ngày thêm xa vời.

    Trả lờiXóa
  56. Các bạn đừng mong sẽ có xe rẻ ở Việt Nam vì lộ trình giảm thuế nhập khẩu đến 2018 như cam kết sẽ kéo theo một lô trình tăng các loại phí chồng lên phí. Kết luận: đừng mong sẽ có xe giá rẻ ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  57. Theo mình đi đường thì thấy một trong các nguyên nhân gây kẹt chính là: Thứ nhất những chỗ ngã ba ngã tư trên các con đường quá gần trường học trung học hay đại học, lượng xe về từ 17h-18h30 là khá đông, trong khi đó các trường cho ra ngay thời điểm này. Cái muốn nhắc ở đây là không đặt đúng chỗ. Thứ hai, lòng đường thành phố thì lại quá chật. Theo luồng cở 3-4 xe buýt chưa công thêm tacxi chạy cũng lộn lộn vì giành khách mỗi lần tấp vào lề Xe máy cũng chẳng thể nào qua nhanh được, nếu phụ nữ còn tệ hơn. Những người nhanh nhẹn phóng ga thì đỡ. Thứ ba, lòng đường hầu như bị chiếm làm chỗ gửi xe, bán hàng. Nếu không có chắc xe máy giải phóng cũng nhanh. Góp ý nguyên nhân thui!

    Trả lờiXóa
  58. Tăng thế này ít quá. Tăng cao hơn nữa, tăng cả xe máy nữa để toàn dân quay về đi xe đạp, vừa bảo vệ môi trường, vừa tăng sức khỏe. Tiền dư để đầu tư cho các nhà máy điện, thép, xi măng góp phần công nghiệp hóa đất nước. Nếu còn dư tiền, mang đi đầu tư ở nước ngoài để sánh ngang các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Hoàn toàn ủng hộ!

    Trả lờiXóa
  59. Các bác làm chính sách sai rồi.Các bác có tính thuế cao nữa em cũng vẫn mua xe ô tô. Nên tìm cách khác đi các bác.Không tránh nổi nhu cầu thiết của xã hội.

    Trả lờiXóa
  60. Một sản phẩm phục vụ đời sống của con người mà loài người nghĩ ra từ thế kỷ 18 (1885) sau 3 thế kỷ nó vẫn là hàng hoá ở dạng không khuyến khích tiêu thụ (chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) đặc biệt đối với dân thủ đô Hà Nội đó là ôtô (ôi sao mà cay đắng quá).

    Trả lờiXóa
  61. Một quyết định ảnh hưởng lớn đến người dân vậy mà không thấy có một công trình nghiên cứu và đánh giá nào cả. Chắc ai đó có một cơ sở nào đó để nói rằng 20 % là đủ để dân sợ không mua xe hơi nữa chứ. Nếu luật không qui định mức trần là 20% thì có thể một vị nào đó sẽ cảm tính mà đề nghị mức tăng là 200% cho dân sốc không dám mua xe nữa. Ngoài đường chỉ có xe công và đại gia đi thôi !

    Trả lờiXóa
  62. Một ngày trong tương lai, người dân VN đi làm bằng xe hơi.thi làm gì có cảnh xe máy chạy ngang dọc trên vỉa hè, đường đi không còn phải sửa đi sửa lại nữa. Nói một cách chính xát hơn là đường xá hư hỏng là do xe gắn máy leo lề, chạy không đúng phần đường.
    Ngoài ra, quan trong nhất là lấy tiền thuế của xe gắn máy để làm đường (vì phần lớn người dân Vn đi xe gắn máy) mà trong khi lại có xe hơi tham gia giao thông. Phải chăng phải nên xem lại việc này.làm cách nào đó lấy tiền thuế xe hơi để làm đường cho xe hơi chạy. Nếu cứ đánh thuế xe hơi nặng như vậy thì VN vẫn nằm trong vòng lẫn quẫn tới khi nào?

    Trả lờiXóa
  63. Đây ko phải là giải pháp giám ùn tắc giao thông, các nhà hoạch định nên có cái nhìn xa hơn, chứ ko nên bắt chẹt người dân. Một xã hội văn minh,xã hội phát triển và đi lên thì người dân sẽ sở hữu từ xe đạp đến xe máy rồi đến ô tô, hạ tầng giao thông ko đáp ứng được, các ban ngành có cách suy nghĩ cực đoan là hạn chế phát triển oto là không đúng nếu vì thuế thì người dân sẽ đăng ký xe ở tỉnh khác mang về Hà Nội.
    Còn nếu người nào ko quan tâm đến thuế (những người nhiều tiền) thì có tăng nữa họ vẫn cứ mua. Việc mua bán vì thuế người dân sẽ ko sang tên đổi chủ nữa có nghĩa cơ quan thuế sẽ không thu được thuế, nếu hạch toán thì những xe cũ khó thu thêm thuế. Theo ý kiến của tôi, để có kế hoạch lâu dài, các cơ quan ban ngành phải vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt đồng thời nó phải được thực hiện song song có kế hoạch lộ trình chuyển cơ quan hành chính, cơ quan kinh doanh, giãn dân năm thứ nhất như thế nào năm thứ 2, thứ 3... như thế nào. Người dân cần cái đó.

    Trả lờiXóa
  64. Em nghĩ chúng ta mang xe ra tỉnh ngoài đăng ký, điều này có các lợi ích sau : 1- Tăng thu cho các tỉnh nghèo hơn Hà Nội làm giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền 2-Giảm chi phí khi mua xe (lợi nhà). 3-Và các bác thử nghĩ xem có nhất thiết phải mang biển 29 hay 30 không?

    Trả lờiXóa
  65. Mọi người cứ kêu than chi cho khổ, ai bảo dân mình còn nghèo mà cứ đòi đi ôtô. Có tiền chơi sang thì ráng .. cắn răng mà chịu chứ,he he... Cứ theo lộ trình nay thì cứ như viêc Giao thông VN mình thôi : rối ren, ùn tắc, khó hiểu ... để có cái để họp bàn nữa chứ, nếu không bàn thì sao gọi là chuyên gia, là lãnh đạo.Cỡ cao tốc Trung Lương mà còn hư gê gớm vậy, đường bình thường đi otô nhiều quá sao chịu nổi

    Trả lờiXóa
  66. Thực sự mình nghĩ không hiểu sao lại có nhiều loại thuế cao đến vậy...Mua xe 600tr xong để có thể lăn bánh được thì tổng chi phí lên thành 700tr...

    Trả lờiXóa
  67. Ô tô việt nam đắt nhất thế giới hỡi các nhà làm luật có biết không hay các ông chỉ quen đi xe công không biết được nỗi khỗ của dân.

    Trả lờiXóa
  68. Thế giới người ta phát triển giao thông đồng thời phát triển xe hơi. Việt Nam mình từ ngày bộ trưởng Đinh lên mới thay đổi được chút ít . Nên chắc phải lâu lâu ôtô mới rẻ được .

    Trả lờiXóa
  69. Các bác cho em hỏi thế lệ phí trước bạ của các tỉnh, thành phố khác thì bao nhiêu % ạ?

    Trả lờiXóa
  70. Bảo hộ nền công nghiệp ô tô trong nước? Trong khi nền công nghiệp ô tô trong nước vẫn dậm chân tại chỗ, nhu cầu về đời sống của người dân thì ngày càng cao, nhưng lãnh đạo thì ko biết làm gì, chỉ biết cấm & đóng tiền cao. Mang cái tiếng là gia nhập WTO nhưng thực ra đã ra nhập được bao nhiêu % vào nó?
    Thật nực cười!

    Trả lờiXóa
  71. Không biết chính sách của các nước tiên tiến có giống ở Việt Nam mình không nửa. Sao không nghe mấy vị lãnh đạo của mình bàn phương án mở rộng đường, mở thêm đường sá để bớt kẹt xe. Thấy mỗi lần kẹt xe thì mấy vị toàn bàn phương án hạn chế nhập xe bằng cách tăng thuế... làm cho giá thành xe cao hơn để người dân nghèo không đủ tiền mua xe. Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng văn minh mà bị tìm cách hạn chế hoài thì biết khi nào người Việt Nam mình được hưởng những tiện nghi do chính con người tạo ra!

    Trả lờiXóa
  72. Cả thế giới không ai giống ta:

    Có nước văn minh nào trên thế giới đang áp thuế NK giống VN???

    Các ông tìm mọi cách không cho người dân bình thường sở hữu xe ô tô, thử hỏi từ cấp THỨ TRƯỞNG trở lên có bao nhiêu người đi xe máy đi làm ???

    Nếu thời tiếp ta cũng trở lên khắc nghiệt và có TUYẾT RƠI vào mùa đông, vậy có thể bắt đa số người dân đi xe máy không ???

    Trả lờiXóa
  73. Người giàu có điều kiện kinh tế thêm vài chục triệu thì cũng chẳng sao, chỉ khổ những người ở tầng lớp trung bình tích cóp mãi mới đủ tiền mua xe mà phải chịu hàng trăm thứ thuế. Không thể tắc đường mà đổ lỗi do có nhiều xe quá phải tìm cách hạn chế, như thế khác nào kìm hãm sự phát triển của đất nưóc đâu??

    Trả lờiXóa
  74. Đơn giản thôi các bác ạ. Nếu không muốn giá chênh. Đăng kí biển tỉnh lân cận. Cái xe chỉ là phương tiện thôi mà. Biển số ở đâu chả được. Chẳng nhẽ biển tỉnh khác lại không được vào Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  75. Người cần mua xe thì vẫn phải mua thôi. Tôi nghĩ tăng lên như thế cũng ko giảm được nhiều số xe tiêu thụ đâu. Các nhà lãnh đạo chắc cũng biết. Tăng thuế góp phần tăng ngân sách để phát triển hạ tầng giao thông nhưng bài toán dài hơi hơn là liệu có phát triển được hiệu quả không mới là vấn đề đáng quan tâm. Tôi nghĩ sẽ vẫn tắc và tắc, có khi còn nặng hơn bây giờ. Không có các chính sách, ưu đãi và quyết tâm thực hiện việc giãn dân, đưa trường đại học ra xa trung tâm thì VOV giao thông vẫn còn được nhiều người nghe lắm.

    Trả lờiXóa
  76. Nếu mức phí trước bạ như trên được áp dụng sẽ phần lớn kiềm hãm sự phát triển của ngành ô tô và điều này đi ngược với chỉ thị của Đảng và Nhà nước là phát triển ngành công nghiệp ô tô, tạo điều kiện thông thoán để người dân được sử dụng phương tiện cá nhân hiện đại. Mặc khác việc lách luật ở đây hoàn toàn không khó, khi mà người dân Hà Nội hày TP.HCM có thể sang cách tỉnh lân cận để đăng ký ô tô với mức phí tước bạ thấp hơn.

    Trả lờiXóa
  77. Không quản lý được thì cấm, không quản ký được thì tăng giá để hạn chế người mua, trước đây khi không quản lý nổi xe máy thì cấm mua chiếc thứ 2...làm như vậy thì ai cũng có thể làm, cấn gì đến các cơ quan quản lý nhà nước. Tôi không hiểu những người đưa ra quyết định này có hiểu được rằng đó là việc làm không những không hạn chế sự ùn tắc mà còn kìm hãm sự phát triển của xã hội không, các cơ quan nên nghĩ cách khác đi. Thật khổng hiểu nổi một quốc gia nghèo mà lại giá ô tô đắt nhất thế giới. các nhà chức trách nghĩ gì ?

    Trả lờiXóa
  78. Trong cuộc đời, dù giàu hay nghèo đều mơ ước đến một chiếc xe hơi. Những quyết định không mang tính chiến lược phát triển như thế này làm cho người dân càng ngày càng cảm thấy nhu cầu có một chiếc xe chở gia đình che mưa che nắng quá xa vời trong xã hội hiện nay. Tăng thuế chỉ nhằm đánh tang đi giấc mơ có một chiếc xe của đại đa số người dân, chứ không phải nhằm vào những người giàu. Cần lắm những quyết định mang tính phát triển lâu dài và chiến lược hơn là những quyết định đơn giản và thiếu giải pháp.

    Trả lờiXóa
  79. Tôi có may mắn hơn một số người, do nhu cầu thực sự tôi đã mua một chiếc xe nhỏ từ tháng 9/2010. Sau khi sử dụng thấy đó là một phương tiện giao thông văn minh,an toàn và thuận lợi, cũng từ đó tôi mong những người thân, quen của mình nhanh chóng được sở hữu phương tiện văn minh này. Nhưng có lẽ càng ngày càng khó khăn hơn. Tôi thiết nghĩ, nếu có nhu cầu thực sự mọi người vẫn không ngại bỏ thêm mấy chục triệu để sở hữu phương tiện giao thông văn minh này.

    Trả lờiXóa
  80. Việc nâng phí trước bạ cùng với việc nâng phí trông giữ xe ô tô thế này thì đúng là quá lạm thu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, nhà tôi ở ngoại thành, cách nơi làm 15Km, cả vợ chồng con cái cùng nhau đi một xe ô tô để tiết kiệm chi phí, vậy mà việc trông giữ xe ô - tô bị đẩy lên cao thế này (3,5 triệu/tháng trong 4 quận nội thành) thì đúng là không tính đến cuộc sống của người dân, tôi nghĩ chỉ cần sắp xếp lại tổ chức giao thông, hạn chế đi lại vào giờ cao điểm, còn có nhu cầu thì vẫn phải đi chứ.
    Tăng phí trước bạ thì tôi sẽ đăng ký tại Bắc Giang, Bắc Ninh (biển đầu 88, 99 cực đẹp, dại gì đăng ký tại Hà Nội), như vậy có cần thiết phải cấm xe ngoại tỉnh vào HN nữa không? tiếp theo là phần phí trông giữ ô - tô, nếu các pác quy định cao như vậy thì lại càng phát sinh tiêu cực thôi, cao bất hợp lý

    Trả lờiXóa
  81. Đúng là không đâu như ở Việt Nam Tắc đường không lo cơ sở hạ tầng, không xem xét, kiểm điểm quy hoạch, lại đưa ra chiêu thức tăng phí trước bạ, phí đăng ký. Tôi xin cam đoan rằng, giải pháp này chỉ là trò đùa (mấy vị muốn tăng ngân sách của Thành phố băng cách thu tiền của những người có tiền thôi), chắc chắn sẽ không giảm được số người có đủ điều kiện mua xe và cũng khẳng định là sẽ không giảm được ùn tắc giao thông.
    Có vị lãnh đạo nào dám xin từ chức nếu tăng phí trước bạ mà không giảm được ùn tắc giao thông. Thứ Hai là: Hai thành phố lớn nhất nước, tỷ lệ ùn tắc giao thông ở Sài Gòn có khi còn cao hơn ở Hà Nội, cớ sao Hà Nội lại thu phí cao hơn ở TP HCM. Nếu muốn mua xe, tôi đem xe về các địa phương xung quanh Hà Nội (Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam,.... ) để đăng ký, xong lại mang xe về lưu thông tại Hà Nội thì các vị giải thích thế nào đây:

    Trả lờiXóa
  82. Nhà nước hãy thử công bố bảng so sánh giữa Việt Nam với một số nước xem thế nào:
    thứ nhất: giá xe ở Việt Nam so với giá xe tại các nước sản xuất hiện cao hơn gấp mấy lần? 3 hay 4 lần? Khoản thuế thu được từ xe là bao nhiêu hàng năm?
    thứ hai: thu nhập của người dân thấp hơn các nước đó bao nhiêu lần? 10, 20 hay 50 lần?
    thứ ba: tiền thu được từ việc thu các loại thuế (nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng) và các loại phí (trước bạ, cấp biển) khi người dân mua xe cuối cùng đi về đâu? phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nào? giao thông được đầu tư bao nhiêu từ khoản tiền này?

    Trả lờiXóa
  83. Thông thường, người ta trả tiền cao là để nhận được dịch vụ tốt hơn, còn ở Vn càng ngày càng làm ngược lại, cơ sở hạng tầng chật hẹp, tủn mủn, giao thông công cộng ngày càng tồi, chỉ đủ cung cấp khoảng 10% nhu cầu đi lại tại các thành phố lớn. Nhìn cơ sở hạ tầng của Thái Lan mà thèm quá, biết chừng nao VN mới bằng Thái đây. Nói thật với các bác nhà nước, các bác tăng thuế 15-20% chứ các bác có tăng 100% ngưới dân cũng phải đóng vì đâu có sự lựa chọn nào khác...

    Trả lờiXóa
  84. Nhìn lại các nước xung quanh mới thấy. Dân ta hầu như là đi xe máy mà không nước nào giống ta. Khách nước ngoài đến Việt Nam không quen sẽ cảm thấy một cảnh tượng giao thông ồn ào, náo nhiệt, bui khói, chen lấn...Không lẻ các người làm giao thông Việt Nam không nhận thấy trách nhiệm của mình là làm sao để người dân có mức sống cao hơn, xe hơi cũng chỉ là phương tiện không phải cả một gia tài, mơ ước, căm cụi cả đời mới có được! Hởi các nhà chức trách! Hảy để cuộc sống của người dân VN được nâng lên!

    Trả lờiXóa
  85. Ai là người đưa ra chính sách? Có giám chịu trác nhiệm với phương án mình đưa ra như hiện nay tỷ lệ ùn tắc giao thông ở nội thành Hà Nội Và TPHCM là bao nhiêu %? sao khi tăng phí trước bạ 1 năm sẽ giảm ùn tắc bao nhiêu %? đơn giản phí tăng đó sử dụng cho việc chống ùn tắc như nâng cấp cơ sỏ hạ tầng thêm lực lượng tham gia chỉ dẫn giao thông. Chứ nếu cứ tăng không cần biết hiệu quả ra sa và không phải chịu trạch nhiệm thì tôi cũng làm lãnh đạo được.

    Trả lờiXóa
  86. Thưa nhân dân!! Tôi là cán bộ đây! Nhân dân (ND) thử vào cái ghế của tôi xem có làm được thế không? Tôi cũng phải chịu nhiều sức ép lắm chứ, khi làm đúng thì người khác nói là công của họ còn khi làm chưa được thì họ lại đổ lỗi cho tôi. Còn người dân thì ngàn đời nay rồi, ở cái nước Đại Ngu này đã có lúc nào được sướng chưa? nếu chưa thì đó là số rồi... chạy đâu cho hết nắng!!!! Thưa ND đấy thu thuế cao như thế mà tiền cứ đi đâu ấy! tôi cũng phải dùng đủ mọi cách thì mới nuôi được 2 đứa con đang du học ở Mỹ và sắm được cái biệt thự ở TT TP. và xe thì tôi không phải mua vì tôi có xe riêng biển xanh, mà biển xanh thì ND biết rồi đó không sợ bị CA tuýt còi vì chúng tôi có vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều thì là đi làm việc cho dân mà (tôi là lô bộc của dân đó). Còn tôi có muốn làm theo ý tôi cũng không được vì còn nhiều sếp to hơn tôi nhiều! Nếu sai ý sếp để về nhà chơi à! THôi xin ND tha lỗi! à tôi là Sếp đấy!

    Trả lờiXóa
  87. Lý do đưa ra để tăng các loại phí liên quanđến giao thông và phương tiện giao thông:
    - Hạn chế gia tăng phương tiện để giảm ùn tắc- Theo như các thông tin công bố thì diện tích đất giành cho giao thông ở HN& TP HCM mới có 5-6% thấp hơn khoảng 4 lần so với các đô thị trên thế giới vậy lỗi này là của ai? của dân chăng?
    - Tăng thu cho ngân sách- Tăng thu cho ngân sách để tăng cường đào đường, để xây dựng những con đường vừa cắt băng khách thành đã hư hỏng... Tăng thu ngân sách để đầu tư vào những công trình mà theo như nhiều người có trách nhiệm nói thường lãng phí it nhất khoảng 30%( chưa kể khá nhiều công trình làm xong chẳng biết để làm gì).
    Không biết mấy ông bà nghị này đại diện cho ai đây( sự thật thì biết rồi- nói cho vui thôi)

    Trả lờiXóa
  88. Đó là sự non kém về nhận thức của đội ngũ cán bộ , cộng với đầu óc tư lợi của họ nên mới có những quyết định như vậy . Họ không nghĩ được rằng được mặt nọ mất mặt kia . giữa chiến lược và sách lược phải đồng bộ và thuận chiều , đây là sự không nhất quán và mâu thuẫn lẫn nhau . Và hậu quả của nó là nền công nghiệp otô của Việt nam sẽ bị bóp chết . Nhà đầu tư rồi sẽ bỏ đi để lại một hình ảnh xấu về Việt Nam

    Trả lờiXóa
  89. Tôi đang chuẩn bị học lái xe cũng định học xong mua một chiếc phục vụ công việc và cuộc sống, gần đây thấy thông tin là tăng thuế trước bạ, tăng dịch vụ cấp biển xe tôi thấy mất công bằng cho người dân mình quá. Ngoài tăng thuế các kiểu ra còn nhiều mặt hàng khác như ( Xăng, Điện, Nước...) mỗi ngành một kiểu. Thực sự bức xúc.
    Còn về giải pháp chống ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm theo tôi nghĩ vẫn có cách đấy, đơn giản và hiệu quả.
    Thứ nhất: Cơ quan chức năng phải tính toán được các nút giao thông hay bị ùn tắc.
    Thứ 2: Tính toán được dòng người đổ về trung tâm Hà Nội từ các hướng nào.
    Thứ 3: Xây dựng các bến xe buýt và bãi gửi xe máy tại các hướng đường chính đổ về trung tâm, các phương tiện đi xe máy sẽ gửi xe và đi xe buýt vào nội thành
    Song song với nó là tăng cường các tuyến xe buýt trong nội thành, giảm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
    Vấn đề ở đây là có nhiều cách để giảm ùn tắc. Đừng vịn cớ nọ cớ kia mà tăng các khoản thuế (càng tăng thì càng làm dân mất lòng tin vào các bộ ngành và ban lãnh đạo thì hậu quả về lâu dài thật khó lường). Cho hỏi các bác lãnh đạo các bộ ngành Làm sao để DÂN TÂM PHUC KHẨU PHUC. Dân biết hết đấy nhưng dân không dám nói thôi.
    Trên đây cũng chỉ là những lời nói chân thành nhất và mong muốn nhất của tôi nói riêng và của 80% dân số VN nói chung

    Trả lờiXóa
  90. Đây cũng là chủ trương đón đầu khi thuế NK ô tô loại dưới 10 chỗ năm 2012 sẽ hạ xuống 4%. Nhưng chắc chắn rằng, dù có năm 2018 thuế NK là 0% thì các khoản thuế khác cũng lên ầm ầm. Mọi người cứ chuẩn bị tư tưởng đi.

    Trả lờiXóa
  91. Nếu không tăng thế? giá xe rẻ như ở các nước khác thì không hiểu nó tắc đường đến đâu nữa? vì tôi nghe nói ở nước ngoài xe rẻ lắm nhất là xe cũ còn rẻ nữa? những ai đã giầu rồi muốn đi xe ô tô thì đóng góp lại cho nhà nước 1 tý thì cũng chẳng sao? Không hiểu tại sao tại TP Hồ Chí Minh thuế lại rẻ thế chứ lị? Chứ còn tăng thế nào thì nạn tắc đường cũng chưa thể giảm ngay được đâu? phải đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn nữa và ý thức của người dân nữa ??

    Trả lờiXóa
  92. Theo tôi, thuế trước bạ và phí biển mới như vậy chưa phải là cao. TP Hà Nội nên mạnh dạn đề xuất với Chính phủ cho thu thuế trước bạ đến 50%, phí biển số xe đến 50% (không chỉ thu cứng 20 triệu như dự kiến hiện tại) đôi với xe cá nhân. Có như vậy mới hạn chế được xe ô tô cá nhân ở Hà Nội, một trong những nguyên nhân gây ra nạn tắc đường trầm trọng.
    Tất nhiên nhiều người sẽ kêu nhưng vì lợi ích chung của đại đa số nhân dân lao động ta phải hi sinh lợi ích riêng của một bộ phận còn lại. Chứ cứ tăng lắt nhắt như hiện nay thì không mục tiêu nào đạt được mà lại bị cho là chính sách không ổn định, gây khó cho kinh doanh.

    Trả lờiXóa
  93. Giải pháp tình huống nực cười, thuế trước bạ 20%, phí cấp biển 20tr/biển. Mục đích chỉ là để giảm tắc đường. Mà các bác không nghĩ là khi họ có thể di chuyển sang tỉnh khác đăng ký rồi lại hoạt động trong thành phố. Hay sắp tới các bác ra tiếp đòn, xe biển lạ không được vào thành phố. Thiết nghĩ nếu có 1 hội bảo về quyền lợi người tiêu dùng thì các bác muốn chạy 4 bánh mới đỡ thiệt thòi nhỉ.

    Trả lờiXóa
  94. Không chỉ tăng phí trước bạ mà phải đánh thuế về môi trường nữa . Muốn giảm xe tư nhân , tăng phương tiện công cộng mới có cơ hội giảm ung tắc giao thông . Tôi thấy ở VN phần lớn mọi người mua xe chỉ để cho oai là chính , số người này chiếm đến 50% . Họ mua xe chỉ phải nộp lệ phí một lần la xong , cũ rồi vẫn bán tốt . Nếu đánh thuế môi trường thật cao theo hang năm , vì xe càng cũ thì thải ra càng nhiều khí thải độc hại . Theo tôi số lương người mua xe đi cho oai sẽ giảm đáng kể . Thu phí môi trường cũng chỉ để công bằng xã hội thôi . Không có lý do nào người giầu đi ô tô phun khí thải ra cho người nghèo phải ngửi .

    Trả lờiXóa
  95. Có lẽ ở một quốc gia như VN thì việc đi "xe hơi " được xem là quá " xa xỉ " vì thế mà những khổ chủ của những chiếc xe hơi luôn là nhưng đối tượng được " chăm sóc đặc " bởi từ xa xưa đã có câu " nắm kẻ có tóc không ai nắm kẻ trọc đầu " Đầu tiên là khi tham gia giao thông với một mật độ dày đặc đến "nghẹt thở" của xe máy thì chiếc xe của ta là lại quá dư thừa trên con đường , nhưng khi có va chạm thì người ta lại "nắm cổ " tài xế xe hơi Thứ hai giá xăng cũng như giá giữ xe cao ngất ngưỡng lại làm " nghẹt túi " Thứ ba chính là những chính sách mới của CP và một lần nửa những khổ chủ lại càng thêm khó thở Thứ tư chính là những chủ salon khi CP càng ngày bó hẹp con đường kinh doanh của họ bằng những thông tư được cho là đảm bảo an toàn giao thông.

    Trả lờiXóa
  96. Tăng thuế , tăng phí . . .nhưng cuối cùng áp lực đấy vẫn vào người lao động - dù bạn có đi xe ô tô hay không. Hiện nay quy định 10.000đ cho 1 lươt gửi xe ô tô thì thường xuyên bạn phải trả gấp 2 ,3 lần sang năm tăng nữa bạn vẫn phải trả hơn cái gọi là "quy định" đấy thôi. Cuối cùng bị chi nhiều thì lại phải "vặt" lại bằng nhiều cách, rồi cuồi cùng lạm phát

    Trả lờiXóa
  97. Về việc lách luật thì đúng là các chủ xe là cá nhân hoàn toàn có thể đem xe đăng ký ở tỉnh khác rồi đem xe về TP chạy, số lượng này không hề nhỏ. Đối tượng là doanh nghiệp thì không làm được việc này vì đăng ký theo công ty. Vậy mục đích tăng thuế phải chăng là để cản bước doanh nghiệp. Nên nhớ rằng doanh nghiệp, nhà máy là sức sống của cả nền kinh tế đất nước. Tiền thu được từ việc tăng thuế không thể so sánh được với việc này đâu các nhà hoạch định bàn giấy ạ.
    Chúc mọi người tìm được đường đi khi người dẫn đường của chúng ta có vấn đề!

    Trả lờiXóa
  98. Tôi đọc các ý kiến của các Bác đã nêu. Tôi thấy các bác Lãnh đạo nhà ta sáng suốt đấy chứ, vì bởi: Xe ô tô giá cao làm tiêu tang lòng ham muốn và đam mê của con người, chỉ còn cách duy nhất cố gắng học giỏi để được đi du học và cố gắng học thật giỏi để có cơ hội định cư ở nước ngoài bởi mỗi đam mê tìm cảm giác sau tay lái. Như thế vừa giảm dân số tự nhiên vừa đở phải quản lý thêm hàng loạt con người yêu nước nhưng yêu xe bị đặt lên hàng đầu? Hỏi có bao nhiêu % thanh niên có đam mê ngồi sau tay lái của cái phương tiện đã có hàng bao đời nay hằng mơ ước nhưng mơ ước cứ xa vời không ngày biết được! Kính gửi các bác xem ý kiến của cháu có hay không?

    Trả lờiXóa
  99. "Gọt chân cho bằng giày"! Dân thường ơi... còn đau chân dài dài...!

    Trả lờiXóa
  100. Dù có tăng các loại phí và thuế đăng ký xe oto ở Hà nội lên bao nhiêu lần đi nữa thi cũng không thể giảm được lưu lượng xe lưu thông ở Hà nội . Và khi đó trên đường phố Thủ đô tràn ngập xe biển số ngoại tỉnh .

    Trả lờiXóa
  101. Nói thật cho dù thuế nhập khẩu có hạ còn 0% thì muốn sỡ hữu một chiếc xe đơn giản như Innova thì cũng không bao giờ có cái giá dưới 700tr. Thuế nhập khẩu giảm mà thuế trước bạ tăng lên + biển số tăng lên thì giảm để làm gì, thây đổi công văn làm gì cho tiêu tốn biết bao nhiêu là tiền cho cán bộ tập huấn, cho giấy mực in công văn.

    Trả lờiXóa
  102. Chủ trương tăng lệ phí trước bạ và tăng lệ phí đăng ký biển số thật sự chẳng giải quyết được vấn đề hạn chế xe cá nhân, hạn chế kẹt xe, chẳng tăng thu ngân sách vì: - Đã có tiền mua xe hơi lần đầu, thì số tăng cũng chẳng cản trở được - Chỉ thu được của người mua xe lần đầu ( đơn vị nhà nước mua cũng nhiều) - Mua bán xe cũ hiện nay, người dân đối phó bằng cách ủy quyền công chứng, nguồn thu trước bạ mua bán xe cũ mới nhiều nhưng không thu được. Chính sách này ban hành hiệu quả ít, hậu quả nhiều (thị trường xe đình trệ, khuyến khích người mua- bán xe đã qua sử dụng không đóng trước bạ)

    Trả lờiXóa
  103. Tại Singapore, anh bạn tôi mua chiếc xe giá 90.000 đô la Singgapore, nhưng phải trả thêm 70.000đô la nữa đễ có biển và các loại lệ phí cần thiết để có thể lái xe ra đường.
    Đó là sự điều tiết cần thiết, không cần nói nhiều, đao to búa lớn, nghị định văn bản này nọ, rồi hàng loạt ban ngành phối hợp mà vẫn không hạn chế được ùn tắc giao thông. Khi giá xe đắt, chỉ người thật cần thiết mới mua xe.
    Để hạn chế xe máy, chỉ cần thả nổi giá giữ xe, người kinh doanh trông giữ xe đạp xe máy chỉ cần đăng kí mức giá, đóng thuế VAT và thuế thu nhập doang nghiệp là xong.
    Bây giờ giá giữ xe ở Bờ hồ là 10.000 – 20.000đ, nên chỉ thật cần thiết tôi mới đi xe máy. Trước đây đi 500m cũng xe máy.
    Ở Mỹ và châu Âu, giá bãi để xe cũng tuỳ thuộc vào vị trí gần hay xa trung tâm. Ở Nga, 1 chiế xe nội địa chỉ có giá từ 5000 – 1000USD, nhưng họ phải đóng thuế hàng tháng hàng năm, như vậy chỉ có người có thu nhập đến mức nhất định mới có thể dùng xe hơi hàng ngày.
    Chỉ có nước ta mới có sự cào bằng, tạo kẽ hỡ cho “làm luật” và Nhà nước thất thu thuế.
    Cần quyết đoán, nếu ai cũng có thể đi ô tô, Hà nội sẽ có 3-5 triệu chiếc, khi đó chỗ đứng cũng không có chứ đừng nói đi. Đừng quan niệm “Quyền sở hữu tài sản” ngây ngô như vậy! Anh cứ việc mua và sở hữu, nhưng sử dụng cơ sở hạ tầng chung thì hải theo nguyên tắc chung!

    Trả lờiXóa
  104. Thật nực cười khi ở nước đang phát triển như VN mình, GDP thu nhập đầu người còn thấp, mà giá cả, chi phí cái gì cũng cao ngất ngưởng! Cái xe ô tô chỉ là phương tiện đi lại, che mưa che nắng, giờ chỉ vì do cái tầm quản lý vĩ mô của các cấp lãnh đạo hạn chế, thấp kém, không giải quyết được triệt để vấn đề giao thông, an toàn đô thị, mới sinh ra cấm đoán, tăng các khoản lệ phí này kia để hạn chế người dân thường...
    Nên chăng, chúng ta nên nhìn nhận thực tế khả năng của mình, cái tầm, cái tâm của ta đến đâu, nếu làm được thì hãy mạnh dạn, còn không thì nên từ chức đi, cho lớp trẻ năng động lên thay, hơn là cứ bo bo giữ lấy cái ghế của mình, rồi không kiểm soát được lại hạn chế, cấm đoán dân. Thì bao giờ mới phát triển được!!!

    Trả lờiXóa
  105. Đời này kiếp này kể cả đời sau Việt Nam vẫn cứ đi xe đạp và gắn máy. Lấy da bọc sắt, trách sao tai nạn giao thông chết người nhiều hơn chiến tranh. Không hiểu các nhà lãnh đạo đang làm gì để đất nước ngày càng lạc hậu và thụt lùi như thế. Chỉ tội người dân cứ è cổ đóng thuế vẫn cứ nghèo, chết vì tai nạn giao thông,kẹt xe,ngập lụt. Bộ giao thông vận tải không còn cách nào để giải quyết nữa sao?

    Trả lờiXóa
  106. Tăng phí trước bạ lên 20% liệu có phải là giải pháp chống ùn tắc giao thông ở HN? Nếu trứơc bạ tăng lên, người cần mua xe ko đăng ký tại HN mà nhờ người quen ở tỉnh khác đăng ký hộ rồi lại đưa về HN lưu thông thì có cấm được không? Theo cá nhân tôi thì cần nâng cấp đường trước, sau mới tính đến việc hạn chế xe cá nhân
    Tôi đi rất nhiều tuyến phố ở HN, tôi thấy xuất hiện những ổ Gà, lúc đầu ổ Gà nhỏ, sau 1-2 tuần thì ổ Gà thành ổ Voi, thiết nghĩ khi xuất hiện ổ Gà mà được cơ quan chức năng xử lý ngay thì vừa tránh được tai nạn, giảm ùn tắc (vì khi có ổ Gà các phương tiện đến nơi đều giảm tốc độ, mà lượng phương tiện lưu thông lớn dẫn đến ùn tắc) và không lãng phí tiền của nhà nước, Nên đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng trước khi hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

    Trả lờiXóa
  107. Không biết các lãnh đạo, những ông làm chính sách có lên mạng đọc những Comment này không ? Hay Bận họp......

    Trả lờiXóa
  108. Tôi nghỉ là mấy bác quản lý cần gi phải suy nghỉ cho mệt đầu óc , giờ có tăng lên 50 hay 100% thuế thì củng chẳng hạn chế được bao nhiêu, chi bằng ta cấm mua bán, nhập khẩu ô tô luôn đi cho nó triệt để.

    Trả lờiXóa
  109. Dân đã khổ lắm rồi đấy,góp đươc tí tiền để cuối năm mua xe thì lại tăng thuế,ức quá đi mất.nhưng khi đã quyết rồi thì vẫn phải mua thôi các Bác nhỉ.dân Ta vẫn chịu chơi nhất đấy thôi.CP có tăng thuế nữa thì em cũng chẳng "NGÁN",ăn chơi thì không sợ mưa rơi.thử xem có giải quyết được ùn tắc không hay là chỉ thu thuế của DÂN.

    Trả lờiXóa
  110. Thuế như vậy đã ổn chưa khi người dân ở hai TP "nhớn" nhờ người tỉnh khác đăng ký và sử dụng? Vấn đề là ở chỗ nhà ta cư chui vào TP nhớn để rồi lên hết chính sách này chính sách kia. Chẳng có giải pháp nào triệt để, để rồi khi phát sinh vấn đề rồi lại nêu chính sách khác thôi. Vấn đề di dời, giãn dân...phải thực hiện ngay và lập tức, phải quy định thời hạn cụ thể. Chứ không thì tắc đường còn dài dài....

    Trả lờiXóa
  111. Gửi con trai yêu quý của Ba
    Ba biết con rất thích đi ô tô, đặc biệt là thích được ngồi trong chiếc xe mà ba là người cầm lái. Thấy con nhỏ nuôi giấc mộng chờ ba dành đủ tiền để mua được chiếc xe ô tô mà ứa nước mắt. Con ơi, Ba muốn nói vói con rằng, giấc mơ nhà mình có chiếc ô tô còn xa lắm con à, xa mịt mù mà ngay chính ba cũng không biết khi nào mới thấy được chân trời. Ba đành lỗi hẹn với con trai của ba kiếp này. Hy vọng kiếp sau hai cha con mình được đầu thai về cùng một nhà và ba sẽ thực hiện ước mơ của con.
    Thương con.

    Trả lờiXóa
  112. Mua chiếc xe thuộc loại cà tàng cũng đã 500t thì thử hỏi làm thế nào mới mua được? Nó cứ ngược đời kiểu gì ấy nhỉ.Chán !!

    Trả lờiXóa
  113. Vô lý. Chẳng nước nào làm như vậy cả. Nghèo và lạc hậu như Lào và Campuchia cũng không có tình trạng vô lý về giá + thuế + phí như ô tô ở Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách và các nhà quy hoạch phải động não lên mà nghĩ cách cho dân.

    Trả lờiXóa
  114. - Ôtô là phương tiện hiện đại, an toàn, cả thế giới xài lâu rồi, VN ta thì xem là hàng xa xỉ (nhưng biết đâu cả thế giới sai, VN mình mới nhìn xa trông rộng?). - Đùa thôi, VN còn nghèo mà, ôtô phải xa xỉ thôi. Nhưng mà…các bác lãnh đạo của nước ta đang đi lại bằng phương tiện gì nhỉ? Haizzz, muốn hạn chế người dân xài thi các bác phải gương mẫu trước chứ. - Thôi thì … xe gắn máy muôn năm ! Hèn gì, slogan cua HONDA : “tôi yêu VN!” Buồn 5 phút, 5 phút buồn 1 lần....

    Trả lờiXóa
  115. Bài toán này không khả thi chút nào cả, HN cao quá thì về các tỉnh đăng ký cho rẻ! CSGT vốn đã khó quản lý phương tiện cá nhân, nay sẽ càng khó hơn. Vấn nạn kẹt xe nước ta là do quy hoạch vùng kinh tế và hệ thống giao thông kém dẫn đến HN và TP. HCM bị quá tải. Vậy nay vì sự yếu kém của một số người mà dân HN và SG phải chịu thuế cao sao?

    Trả lờiXóa
  116. Những quyết định chính sách cứ thay đổi chóng mặt mà không cải thiện được tình hình. Cái gì cũng tăng chỉ tổ làm sự bất mãn trong dân chúng ngày càng nhiều, nhà nước hãy xem xét lại những quyết định của mình để hợp lòng dân, tránh những hậu quả đáng tiếc.

    Trả lờiXóa
  117. Tăng thuế mà chỉ áp dụng cho HN và TP HCM thử hỏi người dân họ sẽ luồn lách đăng ký ở tỉnh khác đem xe về HN, TP HCM dùng như xe máy trước đây thì cơ quan quản lý làm gì? Theo tôi Nhà nước phải làm bài toán thu phí dịch vụ thì phải đi đôi với châts lượng dịch vụ. Mình đừng đổ lỗi do hạ tầng, do hạn chế nguồn vốn đầu tư mà không đầu tư được hạ tầng.
    Thử nhìn xem những khu đô thị mới, quy hoạch đã đáp ứng nhu cầu chưa? Mình tăng thuế, tăng phí với ô tô trước mắt người dân sẽ khổ hơn vì không có đủ khả năng để sắm cho mình phương tiện giao thông tốt hơn (tốt hơn rất nhiều so với xe máy), và sau nữa thì các ngành sản xuất phụ trợ cũng không có động lực phát triển (vì oto đi kèm nhiều hơn những sản phẩm phụ trợ) rồi người dân ít có việc làm hơn đó là 1 bài toán luẩn quẩn của nhà quản lý.

    Trả lờiXóa
  118. Với chính sách hiện tại của nhà nước là hạn chế xe otô như vậy là tạo điều kiện cho xe máy phát triển, làm tăng tai nạn giao thông và đi ngược lại với một quy luật của một xã hôi phát triển!

    Trả lờiXóa
  119. Để cho giá xe ô tô bị đánh thuế, phí, lệ phí cao như hiện nay là do lỗi hệ thống và cả mỗi cá nhân chúng ta. Bài viết " các bác bức xúc, em cũng bức xúc..." của tác giả Phúc Tâm vẫn với với giọng văn hài hước hóm hỉnh, nhiều hàm ý sâu sắc cho chúng ta rất nhiều điều phải suy nghĩ. Ai cũng có cái sai, cả nhà nước , các tổ chức và người dân, nhưng đều đổ lỗi cho nhau tức là " chửi đổng" . Tôi thấy bi hài nhất là câu " tắc đường lại chửi đổng" . Rất vu vơ như thể không có mình trong đó. Hay ! Cám ơn bác Tâm.

    Trả lờiXóa
  120. Nếu Tăng thuế mà không giảm ùn tắc thì các đại biểu có dám cam kết là vẫn tắc sẽ giảm thuế xuống 10 lần không

    Trả lờiXóa
  121. Tôi vẫn hay hỏi tại sao giá ô tô của chúng ta lại đắt như vậy? Ở châu âu, Mỹ hay Nhật có khi chỉ bỏ ra hơn 10 ngàn đô là có một chiếc xe tốt để đi, vậy mà ở VN thì khó quá. Bỏ ra khoảng 30 ngàn đô chưa chắc có xe tốt mà đi. Có phải vì chúng ta muốn phát triển thị trường xe trong nước không?
    Nhà nước muốn người dân đi xe trong nước sản xuất ư? Nhưng đến bao giờ chúng ta mới sản xuất được xe hơi đây, khi bây giờ sản xuất ra một cái piston còn chưa làm được? Hay vì hệ thống giao thông của chúng ta quá kém nên không thể cho phép nhiều xe lưu thông trên đường được? Ước mơ mua xe hơi của người VN ngày càng xa vời

    Trả lờiXóa
  122. Tăng thuế nhằm giảm người mua xe, nhưng thực tế có giảm được không?
    Kẹt xe, nguyên nhân chính là gì, đâuphải bởi ô tô, mà do xe máy lạng lách, leo lên vỉa hè, chèn trước đầu ô tô tại các ngã tư... như vậy lỗi không phải ở ô tô mà ở xe máy các bạn ạh.
    thời tiết thì ngày càng xấu, môi trường thì ô nhiểm, khói bụi... kiếm cái xe để đưa con đi học (thế hệ tương lai đấy các bạn) cho an toàn, tránh mưa gió, bụi bặm thì lại bị tăng thuế, thu nhập ít ỏi thì lấy già mà mua.
    Nếu muốn mua xe, mua nhà thì phải làm gì để có tiền để mua với giá cao như vậy,trừ trường hợp cố tình làm sai để ... có tiền, tranh thủ làm việc riêng trong giờ hành chính để kiếm thêm thu nhập... Như thế lại tạo cơ hội cho 'nhũng nhiểu', ăn cắp thời gian của người mua sức lao động và vô hình chung đã ép người dân phải đi xe máy và lại kẹt xe, con cái bệnh tật, để tăng chi phí khám chửa bệnh...
    Với cái vòng luẫn quẫn như vậy, thủ hỏi có lãnh đạo nào giám cam kết sẽ tự kỹ luật mình hay từ chức... nếu việc tăng thuế không giải quyết được sự phát triển của nền công nghiệp ô tô trong nước và giảm kẹt xe.

    Trả lờiXóa
  123. Biết bao giờ VN mới bằng được các nước trong khu vực, với cách điều hành kiểu này VN lại tụt hậu 50 năm, không hiểu nhà nước lãnh đạo kiểu gì những cán bộ không đủ năng lực lại làm quản lý nhỉ ! pó tay mấy ông nàyy thôi,

    Trả lờiXóa
  124. Thuế tăng chỉ làm cho người có tiền mua xe tốn thêm 1 ít nữa chứ không thể làm cho họ không mua xe ... và tại sao nhà nước lại cấm xe oto,vì tắc đuờng kẹt xe ư ??? và nếu nhà nước đạt được mục đích của mình thì người dân sẽ mãi mãi đi xe máy,cả đời làm việc và phấn đấu thì vẫn mãi hít khói bụi đường,còn các vị quan to chức bự vẫn chễm chệ ngồi oto đi làm,và người cứ phải đóng thuế trả nợ do một số vị gây thất thoát ,cái vòng luẩn quẩn này bao giờ mới hết và VN bao giờ mới phát triển nhỉ ...

    Trả lờiXóa